Nước sốt là “linh hồn” của món ăn, là sự kết hợp tinh tế các gia vị lại với nhau tạo nên một hương vị độc nhất vô nhị. Nước sốt cũng có thể trở nên “vĩ đại” khi chúng ta đặt tình yêu vào nó.
Hơn ai hết, những người yêu thích ẩm thực sẽ hiểu rõ rằng các món ăn không sử dụng nhiều gia vị thì nước sốt chấm là không thể thiếu. Khi tìm hiểu bạn sẽ nhận ra rằng, nước sốt không chỉ đơn giản là một loại nước dùng để chấm, mà nó còn là hương vị dấy lên bao nhiêu cảm xúc. Đó có thể là cảm giác bồi hồi của tuổi thơ, thích thú khi khám phá ra một mùi vị mới, háo hức khi thưởng thức món ăn ngon như lần đầu gặp được người thương… nước sốt chấm còn cho chúng ta nhiều hơn là một món ăn ngon hơn nó là sự thăng hoa của ẩm thực.
Nước sốt làm từ các loại gia vị, thảo mộc hay thành phần khác và có dộ sánh nhẹ
Có đa dạng các loại nước sốt trên thế giới, mỗi loại lại có mùi vị khác nhau, có cách kích thích vị giác khác nhau nhưng tựu chung đều khơi gợi cái ngon của món ăn khiến thực khách phải tấm tắc khen. Với các loại nguyên liệu phong phú, hương vị hấp dẫn các dân tộc, các quốc gia lần lược cho thế giới thấy sự tinh túy của ẩm thực nước mình qua chén nước sốt chấm. Nước sốt những tưởng chỉ đóng “vai phụ” nhưng chính nó lại là nét duyên khó phai, là linh hồn của món ăn.
Thế giới nước sốt chấm Việt Nam
Kể về ẩm thực, Việt Nam chưa bao giờ là nước chịu kém cạnh bạn bè quốc tế. Dù không có 5000 năm văn hóa như Trung Hoa, không có sự cầu kỳ hoa lệ như của Pháp, hay sự cầu thị như ẩm thực Nhật Bản, ẩm thực Việt Nam nổi danh với sự phong phú, đa dạng của các nguyên liệu. Với những gì mình có, nước sốt Việt Nam là một khúc biến tấu bất ngờ gây thích thú cho bạn bè thế giới.
Nước mắm chua ngọt với sự hài hòa chua, mặn, ngọt là loại nước chấm đơn giản
nhưng mùi vị thì chỉ cần thử một lần là “ghiền”
Đối với nước sốt, ở đất nước chúng ta đều có vẻ dân dã hơn, ít cầu kỳ hơn nhưng không đồng nghĩa với xuề xòa. Đơn cử là chén nước mắm chua ngọt có từng xuất hiện ở bất kỳ gian bếp gia đình nào mà mẹ vẫn hay làm cho chúng ta ăn. Nó bao hàm vị chua ngọt thanh tao hòa với vị mặn mà của nước mắm – được làm từ cá biển, đặc ân của biển cả và vị cay nồng của tỏi ớt, hương vị ấy quấn lấy lưỡi ta khiến ai một lần nếm qua đều khó lòng quên được. Loại nước chấm này được đầu bếp nổi danh Martin Yan (thường được biết đến với tên gọi Yan Can Cook) “chấm” là “Với tôi, nước mắm chua ngọt Việt Nam là một trong những loại nước chấm ngon nhất thế giới”.
Ngoài ra còn phải kể đến hương vị bùng nổ khi miếng cá lóc nướng thơm lừng chấm vào chén mắm me đẫm vị. Nức lòng với rau luộc chắm mắm kho quẹt ngày mưa, nước mắm ớt đường chấm xoài xanh, chén nước mắm trong cùng ớt cay nồng lừng mùi cơm mới thổi,… Chỉ riêng các loại nước mắm đấy thôi cũng đã biết bao mùi vị đượm lòng người còn chưa kể đến các loại nước mắm “tram hoa đua nở” khác ở Việt Nam như: Mắm nêm, mắm ruốc, tương đậu phộng, xốt chanh dây, xí muội, muối ớt xanh….
Các loại nước sốt lừng danh trên thế giới
Thế đấy, nước sốt chấm chưa bao giờ “chỉ là một loại nước chấm”, nó chứa đựng “vũ trụ” với đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt, đắng, bùi, nồng… Trên thế giới, mỗi nơi lại có những biến tấu của riêng mình, mỗi một loại nước sốt chấm như góp một âm thanh vào bản hòa âm vĩ đại của ẩm thực thế giới nói chung, ẩm thực dân tộc nói riêng.
Aioli: Aioli là nước sốt nổi danh của Pháp. Rất đơn giản, dễ chế biến nhưng lại có thể kết hợp hài hoà trong nhiều món ăn khác nhau, sốt Aioli dần trở nên phổ biến và được người Pháp ưa chuộng. Sốt được làm từ lòng đỏ trứng gà, đánh đều với dầu oliu, thêm vào nhiều tỏi tươi năm nguyễn và muối.
Chermoula: Loại nước sốt đặc chế cho cá, hải sản được làm từ rau thơm, dầu ăn, nước cốt chanh, chanh muối, tỏi, thì là và muối. Loại nước chấm này phổ biến ở Algeria, Libya, morocco và Tunisia.
Peri Peri (hay Piri Piri): Có nguồn gốc ở Bồ Đào Nha và rất phổ biến ở các quốc gia phía Nam châu Phi. Đây là loại sốt là từ ớt piri piri giã, thêm vỏ chanh, hành, tiêu, muối, nước cốt chanh, lá nguyệt quế, ớt bột, ớt ngọt, hung quế, bạc hà và ngải giấm. Peri Peri sẵn sang “đánh gục” thực khách.
Chimichurri: Loại sốt này khá đặc và ngậy, được là từ mùi tây băm nhỏ, tỏi, dầu oliu, bạc hà và dấm trắng. Nước sốt thường dùng để chấm thịt nướng tuy nhiên thỉnh thoảng còn được dùng với các món cám bánh và thậm chí ăn cùng cơm. Chimichurri có xuất xứ từ Rio de la Plata.
Peppadew: Món sốt ngậy, ngọt ngọt, cay cay này có hương vị độc đáo nhờ ớt peppadew, một loại ớt tròn nhỏ và ngọt, được canh tác ở tỉnh Limpopo, Nam Phi. Cùng với ớt còn có tương ớt cay, phô mai kem và kem chua.
Mole poblano: Một “siêu phẩm” đến từ Mexico, chứa khoảng 20 nguyên liệu trong đó hai thành phần chính là ớt và socola, tạo ra vị cân bằng hoàn hảo. Sốt có màu đậm và mùi thơm hấp dẫn, thường được rưới lên thịt gà tây vào các dịp lễ. Ngoài ra, mole poblano còn được dùng để chấm thịt gà, thịt lợn hay ăn cùng cơm.
Harissa: Nguyên liệu chính làm nên món nước sốt này là ớt đỏ nướng, tiêu Baklouti, ớt Serrano và các gia vị như tỏi, hạt rau mùi, rau thơm và dầu oliu. Đây là loại sốt mà người Nam Phi yêu thích, hợp với mọi món ăn từ đậu viên chiên tới thịt nướng.
Mojo: Mojo được làm từ nước cam, tỏi, dầu oliu, ớt và các loại gia vị khác. Món sốt đến từ Cuba sẽ khiến bạn hao kha khá đồ ăn đấy nhé.
Tahini: Được sử dụng rộng rãi ở Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và một số quốc gia Bắc Phi, tahini hợp với nhiều món, từ làm salad, chấm rau, thịt, hay quết bánh mì. Sốt được làm từ hạt mè ngâm nước, giã nhẹ để tách vỏ lấy hạt rang chín, nghiền nhuyễn. Sau đó cho thêm nước chanh, tỏi, dầu oliu, rau mùi, thì là… tạo hương vị ngậy và thơm.
Tham khảo thêm : 5 Loại nước xốt âu ngon hợp khẩu vị người việt
Từ lâu, các loại sốt chấm đã không còn xa lạ với chúng ta, với những người yêu thích nghệ thuật ẩm thực lại càng thấy được “trăm ngàn lối” trong cách chế biến nước sốt mà say mê. Sau khi “dạo” một vòng các loại nước sốt trên thế giới muôn màu muôn vẻ, mỗi loại có một vẻ hấp dẫn riêng không lẫn vào đâu được, cũng không thể so sánh được loại sốt nào “có giá” hơn. Chỉ biết một điều là tất cả các loại nước sốt ấy từ lâu đã chinh phục được vị giác của nhiều người.
http://cacloainuocsot.doodlekit.com/blog/entry/4193950/gia-tri-cua-nuoc-sot-doi-voi-am-thuc